CFD gần như là công cụ quá quen thuộc với các nhà giao dịch tài chính. Tuy nhiên, cũng có một số nhà đầu tư mới chưa hiểu CFD là gì? Cách thức hoạt động của nó như thế nào để hỗ trợ quá trình đầu tư? Trong bài viết này, Share301 sẽ cung cấp mọi thông tin về công cụ phổ biến này (Bạn có thể tham khảo mục lục để tìm hiểu những thông tin quan trọng trước).
- Ưu, nhược điểm của CFD.
- Một số loại tài sản mà CFD hỗ trợ.
- Giao dịch CFD hoạt động như thế nào.
- Quy trình cơ bản của giao dịch CFD.
Mục Lục
- CFD là gì?
- Đánh giá ưu, nhược điểm của CFD
- Tại sao gọi CFD là một “hàng hóa phái sinh”?
- Một số loại tài sản có thể giao dịch dưới dạng CFD
- Giao dịch CFD hoạt động như thế nào?
- Lợi thế giao dịch CFD
- Quy trình giao dịch CFD cơ bản
- Những mẹo để giao dịch CFD hiệu quả
- Một số sàn giao dịch CFD phổ biến trên thế giới
- Yếu tố tác động đến 1 hợp đồng CFD
- Kết luận
CFD là gì?
CFD (viết tắt của cụm từ Contract For Difference – hợp đồng chênh lệch) là hợp đồng giao dịch giữa 2 bên khi đã thỏa sự biến động về giá của một loại tài sản bất kỳ.
Đánh giá ưu, nhược điểm của CFD
Ưu điểm
- Tối ưu hóa lợi nhuận nhờ sử dụng đòn bẩy: Mức lợi nhuận thu về có thể gấp nhiều lần. Thậm chí vài trăm lần so với số tiền mà họ đã bỏ ra. Thực sự mà nói đây là một trong những cơ hội thú vị mà bạn nên tìm hiểu.
- Đa dạng các sản phẩm tài chính toàn cầu từ một nền tảng giao dịch: giúp nhà đầu tư có thể tha hồ lựa chọn loại tài sản giao dịch với hơn 4000 thị trường giao dịch, một số sản phẩm tài chính có thể kể đến như: Cổ phiếu, Chỉ số, Tiền điện tử, Hàng hóa,…
- Kiểm soát rủi ro: Để bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư, CFD giúp cho nhà đầu tư an tâm khi vào lệnh. Vì nó hỗ trợ người dùng một số công cụ kiểm giúp người dùng có thể chốt lời hoặc dừng lỗ khi giá thị trường chạm giá đặt lệnh.
- Không yêu cầu mức vốn và giới hạn tài khoản giao dịch trong ngày: Sàn giao dịch chỉ yêu cầu mức vốn tối thiểu vô cùng nhỏ. Nhà đầu tư có thể giao dịch bất cứ lúc nào họ muốn. Tuy vậy, thường các sàn sẽ thu phí giao dịch qua đêm (đây được xem như là lãi suất cho việc bạn vay tài sản của sàn). Nên để tối ưu hóa lợi nhuận các trader thường chỉ giao dịch trong ngắn hạn.
- Chi phí giao dịch vô cùng thấp: Với CFD, nhà đầu tư sẽ không cần phải đóng thuế tem do nhà đầu tư không sở hữu tài sản. Nhưng nhà đầu tư sẽ phải chịu một khoản phí Spread, hoa hồng, qua đêm. Tuy nhiên khoản phí này sẽ không cao vì độ cạnh tranh của thị trường.
Nhược điểm
- Rủi ro cao vì mượn đòn bẩy tài chính để đầu tư: Với lợi nhuận thu về gấp nhiều lần so với số tiền bỏ ra thì điều đó có nghĩa là mức độ rủi ro cũng tương ứng. Nên hãy tìm hiểu thật rõ về công cụ này trước khi quyết định đầu tư.
- Chưa có tính hợp pháp tại một số quốc gia: Do chỉ mới trong giai đoạn đầu phát triển nên chưa thể kiểm soát chặt chẽ tất cả mọi giao dịch. Cũng vì chưa có sự can thiệp của pháp lý nên những sàn giao dịch mọc lên ngày càng nhiều với các chiêu trò lừa đảo để chiếm đoạt tài sản của nhà đầu tư.
Tại sao gọi CFD là một “hàng hóa phái sinh”?
CFD được gọi là một “hàng hóa phái sinh” vì thực chất các bạn không hề sở hữu tài sản nào khi giao dịch CFD. Khi bạn đặt lệnh mở hợp đồng cho đến khi nó đóng lại, lúc này bạn chỉ đang đoán giá tăng hay giảm và kiếm lợi nhuận dựa trên sự chênh lệch. Để giải thích rõ hơn về vấn đề này mình sẽ đưa ra sau đây:
Giả sử, vị thế đầu tư của bạn là $50.000/bitcoin, bạn sẽ mua được 2 Bitcoin. Tổng chi phí mà bạn đầu tư là $100.000 – chưa tính các loại phí khác. Sau khi đóng lệnh, bạn sẽ nhận được một chứng chỉ Bitcoin, đây là tài liệu pháp lý xác nhận rằng bạn đang sở hữu Bitcoin. Tóm lại, các bạn chỉ giữ một bộ hồ sơ về quyền sở hữu trong tay. Và khi giá đạt kỳ vọng lợi nhuận thì bạn sẽ dùng hồ sơ này để bán chúng ra.
Một số loại tài sản có thể giao dịch dưới dạng CFD
Thị trường CFD ngày càng thu hút được nhiều nhà đầu tư vì tính đa dạng về sản phẩm mà nó cung cấp, gần như có ở hầu hết mọi lĩnh vực như:
- Mã cổ phiếu: Amazon, Google, Samsung,.. số lượng sản phẩm mã giao dịch sẽ khác nhau tùy theo từng sàn.
- Năng lượng: Gas, dầu thô,…
- Chỉ số chứng khoán: UK100, AUS220, SP500, US30,…
- Kim loại quý: Vàng, bạc, nhôm, đồng,…
- Hàng hóa: Bông, ngô, cà phê, cao su,…
- Ngoại tệ (Forex): USD/JPY, EUR/USD, GBP/JPY,…
- Tiền điện tử: BTC, ETH, BNB, EOS, XRP,…
Tìm hiểu thêm: Đầu tư Bitcoin là gì? Cách đầu tư Bitcoin hiệu quả.
Giao dịch CFD hoạt động như thế nào?
Nắm rõ 3 khái niệm sau, bạn sẽ hiểu được cách mà các giao dịch CFD hoạt động ra sao:
- Spread và hoa hồng
- Thời gian giao dịch
- Khối lượng giao dịch
Spread và hoa hồng
Hoa hồng là khoản phí mà sàn (nhà cung cấp dịch vụ) sẽ thu các nhà giao dịch vì những dịch vụ mà họ đã cung cấp.
Spread là khoản phí mà sàn sẽ thu từ sự biến động giá giữa giá mua và giá bán dựa trên lệnh giao dịch của bạn.
Ví dụ: khi bạn đặt lệnh bán 1 Bitcoin ở giá $50.000, giá Bitcoin giảm xuống $30.000 thì bạn sẽ hưởng được khoảng lợi nhuận là $20.000/giao dịch. Tuy nhiên bạn sẽ không thể hưởng hết số tiền này mà phải trả phí Spread cho sàn một mức % nhất định dựa trên số lợi nhuận kiếm được hoặc bạn phải trả một khoản phí hoa hồng nhất định mà sàn đã đưa ra từ trước.
Thời gian giao dịch
Thời gian giao dịch không hề giống nhau với hình thức giao dịch CFD. Lệnh CFD có thể được đóng một cách nhanh chóng và đơn giản trên nền tảng giao dịch của bạn.
Khối lượng giao dịch
Kích thước tiêu chuẩn khi giao dịch với CFD là Lot. Tùy vào sản phẩm giao dịch mà có một khối lượng Lot khác nhau. Lot được mô phỏng dựa trên những tài khoản cơ bản của thị trường.
Lợi thế giao dịch CFD
Một số lợi ích có thể kể đến của hình thức giao dịch này:
Đòn bẩy cao hơn
Nhà đầu tư có thể mượn đòn bẩy tài chính lên đến 1:1000, đây là con số mà không có bất kỳ mô hình kinh doanh hay công cụ tài chính truyền thống nào cho phép. Điều này đồng nghĩa với việc lợi nhuận của nhà đầu tư kiếm được là rất lớn nhưng đi kèm với nó là những rủi ro tương ứng. Đây cũng là một trong những đặc điểm thu hút nhiều người quan tâm đến thị trường CFD này.
Khi thị trường tăng hoặc giảm đều có thể kiếm lợi nhuận
Dù thị trường có tăng hay giảm, nhà giao dịch vẫn kiếm được tiền. Không giống như việc đầu tư chính thống tại thị trường cổ phiếu, khi giá tăng bạn mới kiếm được tiền. Ngoài ra, do không sở hữu bất kỳ loại tài sản nào nên nhà giao dịch có thể linh hoạt sử dụng CFD mà không cần phải lo về vấn đề chi phí phát sinh.
Nhiều lựa chọn, cơ hội giao dịch hơn
Khi giao dịch CFD, các bạn sẽ không bị hạn chế bởi thị trường giao dịch. Một số sản phẩm tài chính phổ biến với hình thức CFD trading: Chỉ số chứng khoán, cổ phiếu, hàng hóa, tiền điện tử,…
Quy trình giao dịch CFD cơ bản
Sau đây mình sẽ hướng dẫn cho bạn quy trình cơ bản khi giao dịch CFD:
Bước 1: Tìm sàn giao dịch uy tín
Bước 2: Đăng ký tài khoản tại sàn
Bước 3: Tải và đăng nhập phần mềm hỗ trợ nền tảng giao dịch
Bước 4: Nạp tiền vào tài khoản
Bước 5: Tìm sản phẩm tài chính muốn thực hiện giao dịch (cặp tỷ giá tiền tệ, chứng khoán, chỉ số hay tiền điện tử,..)
Bước 6: Rút tiền về tài khoản khi đã có lợi nhuận.
Những mẹo để giao dịch CFD hiệu quả
Với kinh nghiệm vài năm trong thị trường tài chính này, mình sẽ bật mí cho bạn một số bí mật đầu tư hiệu quả trong thị trường tài chính này.
Sử dụng đòn bẩy ở mức phù hợp
Mặc dù bạn hoàn toàn có thể kiếm được nhiều lợi nhuận hơn với tỷ lệ đòn bẩy cao, tuy nhiên mình xin tiết lộ một sự thật đằng sau là mức độ rủi ro của nó cũng không kém. Một mẹo nhỏ là bạn nên chia số vốn của mình cho từng lệnh giao dịch để giảm thiểu tối đa rủi ro gặp phải.
Lưu ý khung thời gian giao dịch và các phiên giao dịch trong ngày
Tùy theo sản phẩm mà bạn giao dịch thì sẽ có một khung thời gian riêng đối với tài sản đó. Ngoài ra, nắm được phiên giao dịch cũng giúp bạn chủ động hơn cũng như sắp xếp được thời gian biểu giao dịch của bản thân. Mình khuyến khích bạn nên chuẩn bị một cuốn sổ riêng cho việc này.
Luôn cài Stoploss trên mỗi lệnh giao dịch
Để tránh trường hợp bị cháy tài khoản, bạn nên cài đặt stoploss ở bất kỳ lệnh giao dịch nào dù lớn hay nhỏ. Vì biến động thị trường chúng ta không thể lường trước được (đặc biệt là những ngày thị trường đỏ) nên đây là một trong những mẹo giúp bạn hạn chế rủi ro của mình. Tuy nhiên, bạn nên chọn những sàn uy tín để giao dịch vì những sàn kém chất lượng có thể gian lận trong biểu đồ giá ngắn hạn.
Hiểu rõ các loại phí giao dịch
Bạn nên tìm hiểu hầu hết các loại phí giao dịch để có thể tối ưu hóa được những đồng tiền này, đặc biệt với những lệnh giao dịch lớn thì con số này cũng là khoản đáng kể đấy.
Sử dụng các tiện ích, công cụ của sàn một cách hiệu quả
Tài khoản Demo, các khóa học về giao dịch hay những công cụ hỗ trợ việc phân tích kỹ thuật là những tiêu chí giúp bạn có thể gia tăng kỹ năng phân tích của mình, đừng bỏ qua những tiện ích tuyệt vời này. Cái mà nó mang lại sẽ vô cùng lớn khi bạn đã thành thục mọi thứ. Đây cũng là một trong những chiến thuật để chào mừng nhà đầu tư mới sử dụng sàn giao dịch của họ.
Một số sàn giao dịch CFD phổ biến trên thế giới
XTB
- Lịch sử ra đời: năm 2002
- Một số chứng chỉ tiêu biểu: CySec (Cyprus), FCA (Anh), IFSC ( Belize), KNF (Ba Lan).
- Nền tảng giao dịch: MT4 và xStat
Ưu điểm:
- Phí CFD khi giao dịch chỉ số chứng khoán và ngoại hối thấp.
- Mở tài khoản nhanh chóng, nạp/rút dễ dàng.
City Index
- Thành lập tại LonDon vào năm 1983
- Một số chứng chỉ tiêu biểu: FCA (Anh), ASIC (Úc), MAS (Singapore).
- Nền tảng giao dịch: ATP Pro (máy bàn) và Web Trader (trình duyệt)
Ưu điểm:
- Phí CFD khi giao dịch chỉ số chứng khoán và ngoại hối thấp.
- Mở tài khoản dễ dàng, có công cụ hỗ trợ phân tích đa dạng.
- Hỗ trợ giao dịch thông qua tài khoản ngân hàng Việt Nam.
eToro
- Thành lập vào năm 2006
- Một số chứng chỉ tiêu biểu: ASIC (Úc), FCA (Anh), CySEC (Cyprus), MiFID.
- Nền tảng giao dịch: Tự phát triển, không dùng MetaTrader
Ưu điểm:
- Không thu phí khi giao dịch cổ phiếu và ETF.
- Mở tài khoản dễ dàng.
- Mạng giao dịch uy tín.
- Đứng trong top những sàn giao dịch uy tín hàng đầu tại Việt Nam.
IG
- Thành lập vào năm 1974.
- Một số chứng chỉ tiêu biểu: FMA (New Zealand), FCA (Anh), ASIC (Úc).
- Nền tảng giao dịch: Web Trading, MT4 và Mobile App
Ưu điểm:
- Nền tảng giao dịch tốt.
- Có những chương trình giáo dục chuẩn nhất
- Hình thức gửi/rút tiền đa dạng.
XM
- Thành lập vào năm 2009
- Một số chứng chỉ tiêu biểu: ASIC, FCA, CySEC, IFSC.
- Nền tảng giao dịch: MT4, MT5 và Web Trader
Ưu điểm:
- Phí rút tiền và giao dịch ngoại hối thấp.
- Mở tài khoản dễ dàng.
- Có chương trình giáo dục tốt.
Yếu tố tác động đến 1 hợp đồng CFD
Hợp đồng CFD sẽ bị ảnh hưởng chủ yếu bởi 4 yếu tố sau đây: Ký quỹ, tỷ lệ đòn bẩy, spread và mức phí hoa hồng.
Tỷ lệ đòn bẩy
Đây chính là công cụ chính yếu giúp cho CFD được sử dụng nhiều hơn bởi trader vì họ không cần phải bỏ một số tiền quá lớn để thực hiện lệnh giao dịch. Tham gia CFD mà không sử dụng tỷ lệ đòn bẩy là một thiếu sót vô cùng lớn cho nhà đầu tư vì đây gần như là hình thức siêu lợi nhuận mà chỉ thị trường CFD mới có.
Tuy nhiên, tỷ lệ đòn bẩy luôn đi kèm với nó là tỷ lệ rủi ro tương ứng. Các bạn có thể bị cháy tài khoản nếu không kiểm soát được rủi ro khi giao dịch. Chính vì vậy, việc đưa ra tỷ lệ đòn bẩy phù hợp với số tiền của bạn có là một điều mà bất kỳ trader nào cũng nên áp dụng.
Ký quỹ
Đây là số tiền mà bạn thế chấp để mở lệnh cho giao dịch của bạn.
Mức ký quỹ này sẽ phụ thuộc vào tỷ lệ đòn bẩy mà các bạn sử dụng. Tỷ lệ đòn bẩy càng cao thì mức ký quỹ sẽ càng ít và ngược lại.
Mình sẽ điểm qua những yếu tố nổi bật của hình thức ký quỹ này. Thay vì bạn phải bỏ ra $100.000 để mua 50 once vàng thì khi sử dụng đòn bẩy 1:50 bạn chỉ cần bỏ ra khoảng tiền là $3.504 (nhỏ hơn gần 28,5 lần) để ký quỹ.
Spread và phí hoa hồng
Đây là hai khoảng phí mà bất kỳ trader nào cũng phải chịu. Sàn sẽ thu phí hoa hồng của nhà đầu tư ngay khi mở lệnh giao dịch CFD (đối với trường hợp sử dụng tài khoản mất phí hoa hồng). Đối với tài khoản không mất phí hoa hồng, sàn sẽ thu phí dựa trên độ chênh lệch giữa giá mua bán (dù đó là giao dịch thắng hay thua), hay còn gọi là phí Spread. Khoảng chênh lệch càng lớn thì bạn phải trả phí Spread càng nhiều. Một trong những lời khuyên của mình là tìm kiếm một sàn giao dịch CFD uy tín với mức giá Spread phù hợp để tối ưu hóa lợi nhuận khi đầu tư.
Kết luận
Mình tin chắc sau bài viết này bạn đã hiểu được phần nào về hình thức giao dịch CFD. Cũng như hiểu được những điều gì là rủi ro mà hình thức giao dịch này mang lại để từ đó có cho mình quyết định đúng đắn với khoản tiền đầu tư của mình. Chúc các bạn thành công!
À mình sẽ cập nhật thông tin mới nhất nếu mình phát hiện ra bất kỳ sự thay đổi nào trong cách thức hoạt động của lệnh giao dịch CFD.
Xem thêm:
KYC và AML là gì? Hướng dẫn xác minh KYC thành công từ A-Z