EBITDA là gì? Công thức tính và lưu ý khi sử dụng EBITDA

ebitda

EBITDA là thuật ngữ không quá xa lạ trong giới kinh doanh. Việc hiểu được giá trị này sẽ giúp các chủ đầu tư nhìn nhận và đánh giá chính xác tình tài chính của công ty. Qua bài viết này Share301 muốn gửi đến các bạn các thông tin chi tiết về khái niệm này:

  • Khái niệm, ý nghĩa và ứng dụng của EBITDA.
  • Các công thức tính và ví dụ minh họa.
  • Những lầm tưởng thuật ngữ này gây ra đối với nhà đầu tư

1. EBITDA là gì?

EBITDA (Earning before interest, taxes, depreciation and amortization) được hiểu với nghĩa là lợi nhuận trước thuế, khấu hao và lãi vay. Hay nói cách khác, nó được hiểu là lợi nhuận hoạt động của một doanh nghiệp hay công ty.

Đây được xem là chỉ số quan trọng nhất để đo lường hiệu quả tài chính của một công ty. Bên cạnh đó, chỉ số này được dùng thay thế cho thu nhập hoặc thu nhập ròng ở một số trường hợp. Và hiện tại, nó được sử dụng rất phổ biến. 

ebitda la gi

2. Công thức tính EBITDA

2.1 Công thức tính

Ta sử dụng một số công thức sau đây:

EBITDA = Tổng lợi nhuận sau thuế + Thuế + Lãi Vay + Khấu hao

EBITDA = Tổng lợi nhuận trước thuế + Lãi Vay + Khấu hao

EBITDA = Ebit + Khấu hao

Các số liệu như lợi nhuận trước hay sau thuế, thuế, khấu hao,… Bạn có thể xem thông qua báo cáo tài chính hoặc báo cáo lưu chuyển tiền tệ của công ty. Còn đối với chỉ số EBit, bạn có thể lấy từ bảng hoạt động kinh doanh của công tỷ.

>>> EBIT là gì? Hướng dẫn công thức tính và ứng dụng của EBIT <<<

2.2 Ví dụ cách tính

Sau đây là ví dụ giúp các bạn hiểu rõ hơn về chỉ số này.

Ví dụ như một công ty thu được lợi nhuận sau thuế là khoảng 200 triệu đồng. Đồng thời, thuế thu nhập doanh nghiệp bắt buộc phải nộp là 40 triệu đồng. Ngoài ra, chi phí khấu hao và lãi vay lần là 20 triệu đồng/mỗi chi phí.

Như vậy ta có EBITDA = Tổng lợi nhuận sau thuế + Thuế + Khấu hao + Lãi 

                                   = 200 + 40 + 20 + 20 = 280 triệu đồng.

3. EV/EBITDA là gì? 

3.1 Khái niệm

EV/EBITDA được hiểu là chỉ số dùng để định giá cổ phiếu khi bạn tham gia thị trường chứng khoán.

3.2 Công thức

Để tính được ta sử dụng công thức sau đây: 

EV/EBITDA = EV : EBITDA

Trong đó, bao gồm:

  • EV: Được hiểu là giá trị doanh nghiệp.

Dưới đây là ví dụ giúp các bạn hiểu rõ hơn. Sử dụng ví dụ phía trên ta đã tính được EBITDA là 280 triệu. Đồng thời, trong báo cáo tài chính rằng chỉ số EV là 140 triệu.

Như vậy, EV/EBITDA = 140/280 = 0.5

3.3 Ý nghĩa

Chỉ số này giúp các doanh nghiệp mạnh dạn hơn trong việc thay đổi cơ cấu trong vốn. Cũng như khấu hao để các nhà đầu tư có những cái nhìn chính xác hơn khi các doanh nghiệp có các cấu trúc vốn hay ngành khác nhau.

4. EBITDA Margin là gì?

4.1 Khái niệm

EBITDA Margin được hiểu là các chỉ số được sử dụng dùng trong việc phân tích để so sánh doanh nghiệp qua các năm. Hay so sánh các doanh các doanh nghiệp khác trong cùng ngành.

4.2 Công thức

Ta sử dụng công thức sau đây:

EBITDA Margin = EBITDA/Doanh thu thuần

Dưới đây là ví dụ giúp các bạn hiểu rõ hơn về chỉ số Ebit Margin. Sử dụng ví dụ phía trên ta tính được Ebit là 280 triệu đồng. Đồng thời, báo cáo doanh nghiệp doanh thu thuần là 140 triệu đồng.

Như vậy, Ebit Margin = 280/140 = 2

5. Ý nghĩa của EBITDA

EBITDA có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với các nhà đầu tư cũng như doanh nghiệp. Vậy hãy điểm qua các ý nghĩa mà thuật ngữ này mang lại.

  • Giúp cho các nhà đầu tư đánh giá chính xác hơn hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó, đưa ra các phán đoán đúng trong tương lai.
  • Ngoài ra, sử dụng giúp các nhà đầu tư hạn chế tình trạng kế toán tạo ra những bức tranh tài chính hoàn hảo cho công ty.
  • Đối với các doanh nghiệp có chi phí khấu hao lớn, dẫn đến lợi nhuận ròng thấp. Việc sử dụng EBITDA sẽ làm cho báo cáo tài chính trở nên tối ưu hơn. Làm tiền đề tạo niềm tin ở các nhà đầu tư.
  • Cuối cùng, nó sẽ giúp bạn đánh giá chính xác tiềm năng của mỗi công ty. Đồng thời, đưa ra các quyết định đầu tư đúng đắn nhất.
y nghia ebitda

6. Ứng dụng của EBITDA

Đây là một chỉ số tài chính dùng để đánh giá tình hình sản xuất của một công ty. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào nó cũng thể hiện được ý nghĩa của nó.

Thông thường, Ebit được ứng dụng trong một số trường hợp sau đây:

  • Thông thường được sử dụng ở các lĩnh vực sản xuất có giá trị tài sản, quy mô lớn làm cho phí khấu hao cao. Do đó, việc sử dụng EBITDA sẽ tối ưu các báo cáo tài chính, tạo lòng tin ở nhà đầu tư.
  • So sánh các chỉ số EBITDA trong khoảng thời gian dài hơn so với mức trung bình của một công ty. Điều này giúp các nhà đầu tư có cái nhìn chuẩn xác đối với doanh nghiệp mà mình quan tâm.
  • Ngoài ra, chỉ số này còn được áp dụng để tính toán mô hình EV/EBITDA hay các mô hình dòng tiền định giá. 
  • Cuối cùng, còn được áp dụng để so sánh trong một số mô hình định giá như: EBITDA/Chi phí khấu hao, Nợ/EBITDA,…

7. Những lầm tưởng mà EBITDA gây ra đối với nhà đầu tư

Việc chỉ số EBITDA loại trừ đi nhiều tiêu chí quan trọng đã gây ra không ít sự hiểu lầm cho các nhà đầu tư. Chẳng hạn, nhiều người sẽ nghĩ EBITDA là kết quả đại diện đồng tiền. Tuy nhiên,Enó chỉ cho biết khả năng tạo lợi nhuận chứ không phải đồng tiền. Bởi vì nó không hề tác động đến dòng vốn lưu động.

Bên cạnh đó, nó có thể gây ra sự đánh giá sai về kết quả hoạt động của doanh nghiệp từ các nhà đầu tư. Nguyên nhân do loại bỏ một số yếu tố như thuế, lãi vay và khấu hao. Cho nên trị giá của EBITDA sẽ lớn hơn nhiều so với lợi nhuận thuần.

ebitda

8. So sánh giữa EBITDA và Ebit

Thông thường, người ta thường bị nhầm lẫn giữa chỉ số EBITDA và Ebit. Dưới đây là bảng so sánh giúp các bạn phân biệt giữa 2 chỉ số:

Ebit EBITDA
Ebit được hiểu là khoản lợi nhuận trước lãi vay và thuế.Ebitda được hiểu là chỉ số lợi nhuận trước lãi vay, thuế và khấu hao.
Ebit bao gồm phần doanh thu đã trừ đi chi phí. Ngoại trừ các khoản chi phí lãi vay và thuế thu nhập doanh nghiệp. Do đó, Ebit được hiểu là thước đo cho lợi nhuận công tỷ.Ebitda bao gồm phần doanh thu đã trừ đi chi phí. Ngoại trừ các chi phí khấu hao, lãi vay và các khoản thuế thu nhập cá nhân. Do đó, nó là thước đo về hiệu suất của công ty.
Công thức tính Ebit
Ebit = Tổng lợi nhuận trước thuế + phí lãi vay
Công thức tính Ebitda:
Ebitda = Tổng lợi nhuận sau thuế + Thuế + Lãi Vay + Khấu hao

9. Kết luận

Bài viết phía trên đã giúp các bạn hiểu được EBITDA là gì. Đồng thời cũng giới thiệu cho các bạn ứng dụng và ý nghĩa của nó. Hy vọng sau bài viết này sẽ giúp các bạn có các quyết định đầu tư đúng đắn hơn!

Xem thêm:

Dư nợ là gì? Những thông tin cần biết về dư nợ chi tiết nhất

Sao kê ngân hàng là gì? Điều cần biết về sao kê ngân hàng

Thẻ ghi nợ là gì? Phân biệt thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ