Shopify là gì? Hướng dẫn tạo website bán hàng với Shopify

Shopify

Shopify là hình thức kinh doanh online đang rất thịnh hành và phát triển hiện nay. Do nhu cầu mua sắm online của mọi người ngày càng gia tăng chóng mặt. Các bạn muốn sở hữu một website bán hàng trực tuyến? Đừng bỏ lỡ Shopify.

Trong bài viết dưới đây, Share301 sẽ mang đến cho các bạn những thông tin liên quan đến hình thức hấp dẫn này:

  • Tổng quan về Shopify và các ưu, nhược điểm.
  • Lý do nên dùng và chi phí cần thiết khi dùng Shopify.
  • Cách tăng doanh số nhanh chóng với hình thức này.
  • Hướng dẫn đăng ký và sử dụng Shopify chi tiết.
  • Top 3 mô hình kiếm tiền với hình thức Shopify.
  • Điểm khác biệt giữa Woocommerce và Shopify.

Shopify là gì?

Shopify là một nền tảng thương mại điện tử giúp bạn tạo ra một website bán hàng online. Nếu bạn đang kinh doanh online mà không biết đến Shopify thì có lẽ đây là thiếu sót lớn của bạn. Với Shopify, bạn có thể dễ dàng tạo website bán hàng online với đầy đủ tính năng như sản phẩm, giỏ hàng, thanh toán, kết nối mạng xã hội,…

Điều khiến bạn ngạc nhiên hơn đó là bạn không cần phải có bất kỳ kiến thức gì về lập trình mà vẫn có thể tạo ra một website bắt mắt và thu hút người mua. Nghe thì thật đơn giản phải không nào, hãy cùng mình tìm hiểu sâu hơn về nền tảng này. 

shopify la gi

Ưu điểm và nhược điểm của Shopify

Ưu điểm

  • Giao diện bắt mắt, thúc đẩy hành vi mua hàng
  • Các chủ đề website chuyên nghiệp, dễ sử dụng
  • Website tối ưu cho việc marketing
  • Tính năng trả lời tự động bằng email
  • Hỗ trợ chuyên nghiệp, phục vụ 24/7

Nhược điểm

  • Chưa tối ưu được cho các doanh nghiệp lớn
  • Chi phí đầu tư là khá cao 
  • Thẻ nội địa Việt Nam chưa được hỗ trợ
  • Sẽ rất khó khăn để thay đổi nền tảng 

Tại sao chúng ta nên dùng Shopify?

Bán hàng đa kênh, quản lý tại một nơi

Bạn không cần phải quá vất vả trong việc quản lý đơn hàng ở nhiều kênh nữa. Thay vào đó bạn chỉ cần dẫn khách hàng từ các kênh marketing khác về shopify để mua hàng. Nếu bạn là chủ của doanh nghiệp, có lẽ bạn sẽ tiết kiệm được chi phí để thuê người quản lý từng kênh đấy. 

Một số kênh bán hàng thường được kết nối với Shopify: 

  • Facebook Shop: Khách mua hàng trên cửa hàng của Facebook sẽ được chuyển sang Shopify để thanh toán. 
  • Messenger: Khách hàng sẽ được gợi ý sản phẩm khi nhắn tin đến trang.
  • Instagram: tag sản phẩm và checkout ngay trên Instagram.
  • Google: Bạn có thể chạy quảng cáo Google Shopping để gia tăng khách hàng đến Shopify Store của bạn.
  • Tại cửa hàng (phần mềm POS): Phần mềm này sẽ giúp bạn đồng bộ hóa đơn hàng, doanh số. Và cũng như thông tin khách hàng mà mua sản phẩm trực tiếp từ cửa hàng. Từ đó giúp bạn tối ưu hơn trong việc quản lý. 
shopify

Bạn đã thấy tiện lợi khi kinh doanh trên nền tảng Shopify chưa? Đây là nền tảng giúp bạn có thể quản lý và xử lý đơn hàng một cách đơn giản. Giúp giảm chi phí nhân sự hay thời gian để xử lý đơn hàng.

Marketing Automation

Marketing automation là thuật ngữ các dân trong ngành Marketing vẫn hay nói đến. Hàm ý của thuật ngữ trên là tiếp thị quảng cáo tới khách hàng một cách tự động. 

Nền tảng Shopify hỗ trợ cho người dùng về hoạt động marketing automation một cách vô cùng tối ưu. Có thể kể đến như sau:

  • Email Notification: Shopify sẽ gửi thông báo cho bạn mỗi khi có đơn hàng được xác nhận, cập nhật trạng thái đơn hàng hay những đơn hàng bị hủy. 
  • Email marketing: Shopify Email là một công cụ rất phù hợp sử dụng cho việc giới thiệu các chương trình khuyến mãi, giảm giá đến khách hàng. Hay bạn có thể dùng công cụ này để nhắc nhở khách hàng thanh toán những đơn hàng trong giỏ của họ. 
  • Facebook Dynamic Retargeting: Đây là chức năng rất ưu việt, bạn có thể dùng Pixel của facebook để liên kết trực tiếp với Shopify. Từ đó, bạn đều có thể ghi lại dữ liệu của khách hàng đã truy cập Shopify store của bạn để phục vụ cho việc tiếp thị lại hay giới thiệu những sản phẩm, dịch vụ mới. 
  • Google shopping: Quảng cáo sẽ tự động hiển thị (Google Smart Shopping) khi những từ khóa của sản phẩm được tìm kiếm. 
  • Tiktok ads: Shopify và Tiktok đã hợp tác vào cuối năm 2020. Chính vì vậy mà bạn hoàn toàn có thể tạo quảng cáo tiktok trực tiếp trên nên tảng Shopify (tài khoản Tiktok phải được liên kết với Shopify mới sử dụng được tính năng này).

Hệ thống App Store khổng lồ

Đây cũng là điều thu hút người dùng đến với nền tảng Shopify này. Với hơn 3000 Apps đầy đủ tính năng cho những nhà kinh doanh tối ưu công việc quản lý, quảng bá cửa hàng của mình.

shopify

Một số tính năng nổi bật mà bạn nên biết tại những Apps này:

  • Store Design
  • Customer Support
  • Up-sell/Cross-sell
  • Personalized Products
  • CRM/Live Chat
  • Marketing Automation
  • Multi Languages

Dễ sử dụng và quản lý dành cho người mới

Không cần phải biết về kiến thức lập trình vẫn có thể tạo ra website bán hàng cho riêng mình. Giao diện bắt mắt, Dashboard bố trí rõ ràng giúp bạn có thể kiểm soát được từng con số để tối ưu lợi nhuận trong công việc kinh doanh. 

Chi phí sử dụng Shopify là bao nhiêu?

Có 3 gói dịch vụ tại Shopify như sau:

  • Gói Basic: 29$/1 tháng
  • Gói Shopify: 79$/1 tháng
  • Gói Advance: 299$/1 tháng
chi phi shopify

Người mới nên dùng gói Basic để trải nghiệm rồi sau đó khi đã quen thuộc thì bạn hoàn toàn có thể gia hạn gói dịch vụ cao cấp hơn. Tuy nó hơi đắt so với giá thị trường Việt Nam nhưng nếu bạn đang kinh doanh online ở nước ngoài thì giá thành này cũng hoàn toàn xứng đáng với lợi nhuận mà bạn thu về.

Các loại chủ đề nào nên sử dụng Shopify?

Tại Shopify bạn có thể tùy chọn thỏa thích những chủ đề có sẵn Tuy nhiên bạn nên chọn chủ đề nào phù hợp với ngành hàng mà bạn đang bán để có tăng tỉ lệ ra đơn của store. Thời trang, đồ gia dụng, mỹ phẩm, dịch vụ,.. Shopify đều có chủ đề riêng cho từng ngách sản phẩm. 

Các cách tăng doanh số nhanh chóng với Shopify?

Để có thể gia tăng doanh số trên Shopify một cách nhanh chóng, bạn có thể tham khảo một số cách dưới đây:

  • Sản phẩm: Tùy vào bạn, bạn có thể kinh doanh những mặt hàng đang là trend của thị trường hoặc kinh doanh những sản phẩm mà bạn có kiến thức về. Việc này sẽ giúp bạn tăng tỉ lệ mua hàng của bạn rất nhiều. 
  • Xây dựng website bán hàng chuyên nghiệp: Hình ảnh trực quan, bắt mắt, khiến khách hàng tò mò với những sản phẩm bạn đang bán. Lưu ý: Thông tin sản phẩm nên tuyệt đối chính xác, nếu không nó sẽ làm mất lòng tin của khách hàng. 
  • Thanh toán: bạn nên chọn phương thức thanh toán sao cho thuận tiện với đối tượng khách hàng mà bạn đang muốn hướng đến. Thanh toán bằng Paypal hoặc bằng thẻ VISA, Credit Card đang được sử dụng phổ biến và chúng vô cùng dễ đăng ký.
  • Quảng bá sản phẩm, thương hiệu: Để store bạn có thêm nhiều khách hàng tiềm năng hơn nữa, bạn nên chú trọng vào việc tối ưu từ khóa hay các thẻ meta để website của bạn có thứ hạng cao khi khách hàng tìm kiếm. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng các kênh quảng cáo khác như Facebook, Google, Email, Tiktok,… để mang sản phẩm của bạn tiếp cận được với nhiều người hơn.

Hướng dẫn đăng ký và sử dụng Shopify

Mình sẽ hướng dẫn cho bạn từng bước đơn giản nhất để làm quen với nền tảng Shopify: 

  • Đăng ký tài khoản Shopify
  • Mua và đăng ký tên miền
  • Liên kết tên miền với store Shopify
  • Điền thông tin store
  • Thiết kế giao diện, chủ đề website
  • Tùy chỉnh ngôn ngữ
  • Đăng sản phẩm
  • Thanh toán + giao hàng
  • Một số cài đặt khác 

Đăng ký tài khoản Shopify 

1. Truy cập vào Shopify và chọn bắt đầu dùng thử miễn phí (bạn sẽ được sử dụng Shopify miễn phí trong 14 ngày).

huong dan dang ky shopify

2. Nhập thông tin tài khoản (bao gồm email, mật khẩu, tên cửa hàng của bạn). Nhấn tạo cửa hàng.

huong dan dang ky shopify

3. Điền thông tin cá nhân để bạn có thể thực hiện các thanh toán sau này.

Lưu ý: Mã ZIP Việt Nam, bạn có thể vào đây để xem.

huong dan dang ky shopify

Đây là giao diện quản trị Shopify, sau khi bạn đã đăng ký hoàn tất. 

huong dan dang ky shopify

Đăng ký tên miền 

Tên miền sẽ là địa chỉ website mà khách hàng khi search sẽ ra store Shopify của bạn. Bạn có thể chọn mua tên miền trực tiếp trên Shopify hay bất kỳ nơi nào uy tín mà bạn biết, hiện nay mức giá cho tên miền tại Shopify có giá từ 11$ trở lên. 

1. Nếu bạn đã có tên miền trước đó thì chọn thay đổi tên miền chính nhé, mình sẽ hướng dẫn cho những người chưa có tên miền riêng của mình. Nhấn Mua miền mới. 

huong dan dang ky ten mien shopify

2. Nhập tên miền mà bạn muốn chọn cho store, tại đây bạn sẽ kiểm tra được tên miền đó đã được đăng ký chưa, nếu chưa bạn chỉ cần click mua và nhập thông tin thanh toán là xong. Dưới đây là ví dụ cho tên miền mình mua.

huong dan dang ky ten mien shopify

Đối với những bạn đã có tên miền riêng, các bạn cần phải kết nối tên miền đã có với Shopify trước khi thực hiện bước thay đổi tên miền chính ở dưới nhé. 

huong dan dang ky ten mien shopify

Thông tin shop

Bạn nên kiểm tra thông tin cửa hàng của mình một lần nữa trước khi quảng bá sản phẩm. Chọn mục “Cài đặt”“Thông tin tổng quan”, tại đây bạn sẽ bổ sung hoặc chỉnh sửa các thông tin chưa chính xác.

Cài đặt giao diện, logo, slideshow

1. Tại mục Cửa hàng trực tuyến bạn chọn “Chủ đề” kéo xuống chọn “Khám phá chủ đề miễn phí ”. Những chủ đề miễn phí của Shopify cực kỳ đa dạng và thu hút, bạn có thể chọn riêng cho mình một cái để sử dụng. 

huong dan cai dat shopify

2. Chủ đề được tải về sẽ nằm ngay vị trí như ảnh. Nhấn thao tác, chọn đăng để kích hoạt chủ đề đó. 

huong dan cai dat shopify

3. Tiếp theo bạn cần thiết kế giao diện store sao cho phù hợp trên chủ đề bạn vừa đăng. Chọn Chủ đề và chọn Tùy chỉnh. Click vào cột bên trái để chỉnh sửa từng phần tử trong chủ đề (bao gồm màu sắc, kích thước, phông chữ, logo, nền,…). 

huong dan cai dat shopify

4. Lưu ý nhớ bấm Lưu lại sau khi đã hoàn tất nhé. 

huong dan cai dat shopify

Cài đặt ngôn ngữ

Ngôn ngữ mặc định của Shopify là tiếng Anh. Nếu bạn không biết tiếng anh thì cũng không thành vấn đề vì hiện nay Shopify đã hỗ trợ rất nhiều loại ngôn ngữ cho người dùng, bao gồm cả tiếng Việt. 

Bạn vào mục cài đặt, chọn ngôn ngữ cửa hàng như bên dưới để chỉnh sửa thành tiếng Việt nhé.

huong dan cai dat ngon ngu shopify

Cài đặt điều hướng và thanh menu

Bạn chọn “điều hướng” trong tab Cửa hàng trực tuyến. 

1. Chọn “xem chuyển hướng URL”nhập link mà bạn điều hướng khách hàng, sau đó bạn chỉ cần lưu lại. 

2. Tiếp theo nếu bạn muốn store của mình có thêm menu (ngoài footer và main menu), bạn có thể chọn Thêm menu như hình bên dưới. 

huong dan cai dat shopify

Bắt đầu đăng sản phẩm

Có 2 cách để đăng sản phẩm lên cửa hàng. Nếu bạn đã sở hữu một danh sách dài những sản phẩm cần bán thì mình khuyên bạn nên chọn cách 1 là nhập file để thêm, bạn tải mẫu file đăng sản phẩm trên nút Nhập

Cách thứ 2 là đăng từng sản phẩm riêng lẻ, bạn chỉ cần chọn thêm sản phẩm và điền thông tin, mô tả, giá tiền, hình ảnh sản phẩm để hoàn tất. 

huong dan dang san pham tren shopify

Thanh toán, giao hàng

1. Trong Tag Cài đặt, bạn chọn thanh toán, tiến hành chọn phương thức thanh toán thuận tiện cho khách hàng. Paypal là giải pháp tiện dụng cho vấn đề thanh toán hiện nay. Chọn “Kích hoạt Paypal Express Checkout” và nhập thông tin Paypal của bạn.

2. Chọn Vận chuyển và giao hàng để cấu hình chức năng cũng như giá thành cho việc vận chuyển của bạn. Mỗi khu vực, quốc gia sẽ có một phí giao hàng khác nhau. Hay những sản phẩm có trọng lượng nặng sẽ có phí giao hàng cao hơn một chút. Bạn nên cân nhắc lợi nhuận để điền vào nhé. 

huong dan thanh toan tren shopify

Tạo coupon mã giảm giá

Vào những ngày đặc biệt, giảm giá là một trong những chiến lược giúp năng nâng cao doanh số bán hàng của store. Hay bạn cũng có thể tạo mã giảm giá dành riêng cho những khách hàng thường xuyên đến cửa hàng.

Nhấn vào tạo mã giảm giá trong tab giảm giá để có thể thiết lập khuyến mãi.

huong dan tao ma coupon shopify

Top 3 mô hình kiếm tiền online với Shopify

Nếu bạn đang tìm hiểu về Shopify thì mình tin chắc bạn đã nghe nói hoặc có ý định tham gia vào 3 mô hình kiếm tiền sau đây:

Dropshipping với Shopify

Đây mô hình kinh doanh tồn tại từ rất lâu và tới nay thì vẫn còn đang rất tiềm năng. Thay vì bạn kinh doanh cùng một mặt hàng, đăng cùng một sàn thương mại điện tử với đối thủ. Điều này khiến bạn phải giảm mặt lợi nhuận để cạnh tranh với các đối thủ. Shopify ra đời là một giải pháp tối ưu hóa lợi nhuận cho mô hình kinh doanh Dropshipping này. Bạn sở hữu riêng cho mình một website. Ngoài ra, dựa trên các tính năng tích hợp trên Shopify thì việc bạn có thể remarketing lại cho khách hàng cũ là điều vô cùng đơn giản.

Việc nhập đơn rồi chuyển đơn cho nhà cung cấp không còn quá khó khăn nữa. Vì những app của Shopify đã hỗ trợ người dùng để kết nối và chuyển đơn hàng của bạn một cách dễ dàng, có thể kể đến như Oberlo, Marketplace Handshake, Dropified,…  

Dropshipping voi Shopify

Mô hình Dropshipping này được biết đến rầm rộ ở những năm 2016-2017 với hình thức tặng miễn phí sản phẩm và chỉ thu phí ship (Free + Shipping). Về sau này, hình thức Free + Shipping không còn hiệu quả như trước nữa thì seller chuyển sang hình thức FBA. Có nghĩa là nhập lượng sản phẩm lớn từ Trung Quốc, Nhật Bản. Sau đó vận chuyển đến Mỹ và lưu kho tại đó. 

Ở thời điểm đầu (2013-2016), thu nhập từ mô hình này mang lại rất đáng để mơ ước. Nhiều người đã đạt mức doanh thu hàng triệu đô vì thời điểm đó có rất ít người biết đến mô hình này. Độ cạnh tranh và tiêu chuẩn của khách hàng cũng chưa cao. Nếu bạn muốn bắt đầu Dropshipping ngay thời điểm này, việc bạn cần làm là tìm kiếm cho mình những kiến thức đúng. Và thiết lập tư duy đúng để bạn bị không chán nản và gặt hái thành công với mô hình kinh doanh này. 

Bán áo thun Print on Demand với Shopify

Trong cộng đồng MMO Việt Nam, chắc hẳn ai cũng biết đến mô hình Print on Demand (POD). Rất nhiều người đã thành công với mô hình này từ khi nó mới ra mắt.

Sunfrog, TeeSpring là 2 nền tảng bán áo thun phổ biến nhất vào thời điểm xuất hiện tại Việt Nam (2013). Bạn chỉ cần đăng sản phẩm, sẽ có hệ thống xử lý đơn hàng trên chính platform hỗ trợ bạn. 

Một trong những lý do mà khiến lượng sellers đổ từ các nền tảng trên sang Shopify để bán áo thun là về vấn đề thương hiệu. Sẽ rất khó để mở rộng thương hiệu của bạn nếu chỉ bán hàng trên các platform. 

ban ao thun voi Shopify

Với sự phát triển của Ecommerce, có nhiều platform POD được ra đời. Tuy nhiên, chúng không có tính năng storefront. Shopify chính là nền tảng tuyệt vời hỗ trợ cho các platform POD trên: 

  • Platform POD kết nối với Shopify để đồng bộ hóa mọi dữ liệu 
  • Shopify sẽ làm trung tâm kết hợp với storefront để quản lý đơn hàng, khách hàng, marketing,…
  • Mỗi khi có đơn hàng mới từ Shopify, đơn hàng sẽ được chuyển tự động qua platform POD để xử lý.
  • Platform POD sản xuất và ship đến khách hàng trên danh nghĩa của seller 

Đây là sự kết hợp hoàn hảo, việc tìm kiếm khách hàng, chốt đơn, thanh toán đều đã có hệ thống Shopify hỗ trợ. Việc còn lại lúc này của các platform POD là tập trung vào chất lượng sản phẩm, nâng cao hiệu suất và thời gian vận chuyển hàng hóa. 

Một số platform POD phổ biến đang được hỗ trợ bởi hệ thống ecommerce của Shopify. Và có thể kể đến như Printful, Printify, Dreamship, Teezily, CustomCat,…

Fulfillment by Amazon (FBA)

Đây là một dịch vụ hoàn tất đơn hàng được làm bởi Amazon. Bạn chỉ cần đăng ký với họ để được hỗ trợ, lưu hàng trong kho. 

Có 2 hình thức bán hàng phổ biến với Amazon:

  • FBM (Fulfillment by Merchant): với hình thức này khi có đơn hàng. Bạn sẽ là người ship hàng cho khách hàng. Amazon chỉ là nơi bạn đăng sản phẩm của mình, hàng hóa được lưu kho của bên thứ 3 hoặc tại Amazon. 
  • FBA (Fulfillment by Amazon): là hình thức bạn sẽ gửi hàng đến kho của Amazon. Amazon sẽ ship hàng cho bạn mỗi khi có đơn hàng mới. Đồng thời, họ sẽ thu phí dịch vụ giao hàng và lưu kho của bạn.
Fulfillment by Amazon (FBA)

Vậy nên chọn FBM hay FBA?

Tùy vào nguồn lực của mỗi người. Ví dụ bạn đang ở Mỹ và đang kinh doanh tại quốc gia này, bạn có kho hay nhà riêng để chứa hàng hóa thì bạn nên chọn FBM để tiết kiệm chi phí vận chuyển, lưu kho. Điều này cũng giúp bạn tránh được vấn đề hàng tồn. 

Nếu bạn ở Việt Nam, FBA gần như là lựa chọn duy nhất của bạn. Nhưng hình thức này gần như không phù hợp với những ai vừa mới bắt đầu. Vì số vốn tối thiểu ban đầu bạn phải có là $2000/sản phẩm và tỉ lệ rủi ro hàng tồn kho vô cùng cao.

Dropshipping là gì?

Hiểu một cách đơn giản, Dropshipping là một mô hình kinh doanh mà không cần nhập hàng hay vận chuyển sản phẩm,. Công việc chủ yếu của người làm dropship là mang sản phẩm hoặc một dịch vụ nào đó giới thiệu đến khách hàng tiềm năng. Và khi có đơn hàng thì bạn chỉ cần chuyển thông tin khách hàng về nơi cung cấp sản phẩm, dịch vụ để họ vận chuyển đơn hàng trực tiếp đến cho khách. 

Mô hình kinh doanh Dropshipping này giúp cho các chủ doanh nghiệp có thể tiết kiệm chi phí và giảm thiểu rủi ro của mình. Vì họ không cần phải nhập hàng hay kho bãi. 

Cách làm Dropshipping với Shopify

Mình sẽ hướng dẫn cho bạn những bước đơn giản để có thể bắt đầu kinh doanh dropshipping với Shopify

  • Chọn sản phẩm: Nên chọn sản phẩm mà bạn có kiến thức. Từ đó bạn sẽ biết yêu cầu khách hàng cũng như cách tư vấn cho họ về sản phẩm. 
  • Xây dựng website trên nền tảng Shopify: Mình đã hướng dẫn ở trên bạn có thể xem lại phần này. Nên lựa chọn giao diện sao cho phù hợp nhất với sản phẩm bạn đang kinh doanh. 
  • Quảng bá sản phẩm, thương hiệu: Sau khi đã hoàn thành mọi thứ. Việc cuối cùng đem lại doanh thu cho bạn chính là tìm kiếm khách hàng tiềm năng. Bạn có thể tìm họ thông qua các hội nhóm, mạng xã hội, các diễn đàn trên internet. 

Một trong những mẹo để đưa thứ hạng tìm kiếm website của bạn lên top đầu đó là thường xuyên cập nhật thông tin mới hay đăng thêm sản phẩm mới. Việc này sẽ giúp bạn tối ưu được phần nào đó thứ hạng trên Google. SEO, Email marketing, Ads là một trong những công cụ tuyệt vời để tăng doanh thu cửa hàng của bạn. 

Điểm khác biệt giữa WooCommerce với Shopify là gì?

Các app liên kết với các trang Dropshipping nổi tiếng như AliExpress, Oberlo, Printify,… Tuy nhiên, chúng sẽ có một khoản phí nhất định. Mỗi khi có giao dịch bạn sẽ phải chịu một khoản phí nhất định tại Shopify. 

Woocommerce được rất nhiều trang web lớn lựa chọn nhờ khả năng phát triển mạnh mẽ. Không mất phí cho mỗi giao dịch là ưu điểm nổi bật của Woocommerce so với Shopify.

WooCommerce va Shopify

Chi phí, tính sử dụng

Shopify là nền tảng phù hợp cho những ai không có kiến thức lập trình. Bạn chỉ cần thêm tên miền vào website là xong như mình có hướng dẫn ở trên. Chỉ với $29/tháng là bạn sở hữu riêng cho mình website bán hàng chuyên nghiệp. 

Còn với Woocommerce tuy giá có rẻ hơn chút. Nhưng để cấu hình website lại theo yêu cầu (điều này đòi hỏi bạn phải có kiến thức về lập trình).  

Phương thức thanh toán

Tại Shopify có 2 phương thức thanh toán: Thanh toán thông qua Stripe (cổng thanh toán riêng của Shopify). Tuy nhiên, bạn sẽ bị tính phí 2% cho mỗi đơn hàng thành công. Hàng tháng bạn phải trả một khoản chi phí cố định cho cổng thanh toán này. Đối với gói Basic nếu bạn sử dụng Credit card rate sẽ từ 2.9% + 30 cent/giao dịch. Và nếu bạn đang sử dụng gói cao cấp hơn thì % phí này sẽ giảm xuống.

WooCommerce hỗ trợ toàn bộ cổng thanh toán. Các công ty hoàn toàn có thể tạo plugin để tương thích với WooCommerce. Phí giao dịch bạn chỉ thanh toán cho các cổng thanh toán và ngân hàng. Chứ không mất phí trên mỗi đơn hàng như bên Shopify. 

Tích hợp tính năng bổ sung

Cả Shopify và Woocommerce đều tích hợp các tính năng bổ sung rất đa dạng cho nền tảng của mình. Shopify có sẵn API và những ứng dụng bao gồm miễn phí và có phí.

Woocommerce để có các tính năng tuyệt vời như Shopify thì nền tảng này cũng hỗ trợ vô số plugin miễn phí và trả phí để cạnh tranh. Thậm chí nếu có kiến thức lập trình, bạn có thể lập trình tính năng riêng cho website của mình.

Khả năng mở rộng

Mình đánh giá cao khả năng mở rộng của Woocommerce hơn là Shopify. Vì lập trình là điều mà bạn có thể phát triển hay mở rộng thêm bất kỳ tính năng nào tại WooCommerce. Còn tại Shopify bạn buộc phải sử dụng gói cao cấp hơn thì mới có thể dùng được những tính năng nâng cao. 

Đội ngũ hỗ trợ

Hầu hết người từng sử dụng qua 2 nền tảng này đều thích sự hỗ trợ tận tình của Shopify. Ngay cả khi bạn yêu cầu hỗ trợ vào lúc nửa đêm thì Shopify vẫn có thể hỗ trợ bạn (thông qua gọi điện, live chat, email,..). Và họ còn có những video hướng dẫn chi tiết các vấn đề mà khách hàng thường gặp phải.

Thông tin hay tài liệu về WooCommerce có thể tìm thấy được ở nhiều nơi trên Internet. Tuy nhiên, với lượng lớn thông tin như vậy dẫn đến vấn đề có những nguồn cung cấp thông tin không chính xác. 

Nên sử dụng WooCommerce hay Shopify?

Như mình đã nói ở trên, những ai không hiểu về lập trình nên sử dụng Shopify. Vì đây là nên tảng hỗ trợ người dùng rất nhiều về yếu tố kỹ thuật. Ngược lại, WooCommerce được sử dụng bởi các doanh nghiệp lớn hay những nhà kinh doanh có riêng cho mình kiến thức về lập trình.

Kết luận

Mình nghĩ bài viết này sẽ giúp bạn hiểu được “Shopify là gì” và một số thông tin liên quan đến nền tảng này. Hy vọng thông qua bài viết có thể giúp những bạn bắt đầu tìm hiểu về lĩnh vực này có thêm nhiều thông tin mới hữu ích.

Chúc các bạn thành công!