Tiền điện tử là một làn sóng lớn nổi lên vào cuối năm 2017 tại Việt Nam. Tiêu biểu nhất là đồng Bitcoin. Chính vì những ứng dụng mà nó mang lại khiến giá trị cũng như vai trò của nó ngày càng được tăng lên. Tất cả những thông tin liên quan loại tiền này đều sẽ được Share301 giải thích trong bài viết này:
- Ưu, nhược điểm
- Cách thức hoạt động
- Cách mua và lưu trữ
Mục Lục
- 1. Tiền điện tử là gì?
- 2. Lịch sử hình thành tiền điện tử
- 3. Phân biệt tiền điện tử, tiền ảo và tiền mã hóa
- 4. Ưu nhược điểm của tiền điện tử
- 5. Tiền điện tử hoạt động như thế nào?
- 6. Tình trạng pháp lý của tiền điện tử tại Việt Nam
- 7. Những đồng tiền điện tử phổ biến hiện nay
- 8. Lưu trữ tiền điện tử như thế nào?
- 9. Mua tiền điện tử như thế nào?
- 10. Tương lai của tiền điện tử
- 11. Tiền điện tử có phải lừa đảo, đa cấp không?
- 12. Có nên đầu tư tiền điện tử năm 2021 không?
- 13. Lời kết
1. Tiền điện tử là gì?
Tiền điện tử hay crypto là loại tiền kỹ thuật số với mục đích làm phương tiện trao đổi thay cho tiền pháp định. Được bảo mật bằng những thuật toán và các giao dịch được kiểm soát trong một đơn vị mạng lưới tiền điện tử nhất định (mạng lưới Blockchain). Cơ sở dữ liệu đầu vào giới hạn nên không ai có thể thay đổi. Và nếu không đáp ứng đủ các điều kiện xác định.
2. Lịch sử hình thành tiền điện tử
Năm 2008, Bitcoin ra đời, đồng tiền hoạt động trên công nghệ Blockchain. Không có bất kỳ bên thứ 3 nào được phép can thiệp vào hệ thống Blockchain này. Vì vậy tính bảo mật của nó vô cùng cao. Bitcoin nói riêng và các đồng tiền điện tử nói chung đã nhanh chóng phát triển và trở nên phổ biến.
3. Phân biệt tiền điện tử, tiền ảo và tiền mã hóa
3.1 Tiền điện tử pháp định
Tiền điện tử pháp định là loại tiền chịu sự quản lý của chính phủ. Và được nhà nước công nhận. Nó có thể trao đổi ngang bằng với giá trị tiền mặt thông thường.
Một số ví dụ về loại tiền điện tử pháp định: ví Momo, Viettel Pay, thẻ ATM, Internet Banking,..
Đặc điểm:
- Được công nhận bởi pháp luật
- Được phát hành bởi ngân hàng nhà nước, chính vì vậy mà được nhà nước bảo hộ và quản lý
- Giá trị tương đương với tiền giấy. Nó có thể dùng đổi sang dạng tiền giấy hoặc dùng để trao đổi hàng hóa
3.2 Tiền ảo
Mình sẽ giải thích định nghĩa tiền ảo là gì một cách dễ hiểu nhất. Vì có rất nhiều người hiểu nhầm giữa tiền ảo và tiền mã hóa.
Tiền ảo là loại tiền điện tử được phát hành bởi một cá nhân hoặc tổ chức nào đó. Và chỉ được công nhận trong một cộng đồng nhất định với những mục đích khác nhau. Loại tiền ảo này được các cá nhân hay tập thể công nhận. Và sử dụng như một phương tiện thanh toán.
Một số ví dụ: Tiền trong game, các dạng tiền xu, coin, token dùng để mua các vật phẩm. Hay là điểm trên các ứng dụng thương mại điện tử, dịch vụ,..
Đặc điểm:
- Không phải do ngân hàng nhà nước phát hành nên sẽ không được bảo hộ bởi nhà nước
- Chỉ được sử dụng như phương tiện thanh toán tại một số cộng đồng hoặc ứng dụng cụ thể.
- Không thể chuyển đổi sang tiền pháp định.
- Số lượng tiền ảo không bị giới hạn
- Hoạt động dựa trên môi trường kỹ thuật số
3.3 Tiền điện tử (tiền mã hóa)
Mình đã đề cập khái niệm của loại tiền điện tử này ở phần 1.
Một số ví dụ của loại tiền này: Bitcoin, Ethereum, Binance Coin, Ripple,..
Đặc điểm:
- Không bị can thiệp bởi chính phủ
- Số lượng có hạn nên không xảy ra hiện tượng lạm phát
- Giao dịch không cần phải thông qua bên thứ ba nào hết. Và được kiểm soát bởi hệ thống phi tập trung
- Độ bảo mật và tính an toàn
4. Ưu nhược điểm của tiền điện tử
Ưu điểm:
- Giao dịch nhanh chóng: Giao dịch được thực hiện một cách nhanh chóng chỉ bằng vài thao tác nhấp chuột. Bất kỳ ai cũng có thể tham gia giao dịch trên hệ thống này.
- Chi phí giao dịch thấp: Chi phí giao dịch rất thấp so với giao dịch trên hệ thống ngân hàng. Do sử dụng nền tảng công nghệ nên gần như chi phí cho nhân lực được giảm thiểu đáng kể.
- Thông tin bảo mật: do không có bất kỳ sự can thiệp của bên thứ ba . Nên mọi thông tin giao dịch của bạn gần như được bảo mật tuyệt đối. Trong khi đó thông tin khách hàng trong ngân hàng và hệ thống tài chính truyền thống có thể bị lộ ra ngoài. Ngoài ra, nó còn chịu sự kiểm soát và quản lý của các cơ quan chính phủ.
- Sở hữu cá nhân: Về các luật cấm vận kinh tế tại một số quốc gia và vùng lãnh thổ. Tài sản của bạn hoàn toàn có thể bị đóng băng. Tài khoản ngân hàng bị khóa nếu có bất kỳ hành vi vi phạm đến điều khoản của ngân hàng. Nhưng đối với thị trường tiền điện tử, điều này gần như không tồn tại. Bạn là người duy nhất quyết định và quản lý số tài sản của mình.
Nhược điểm:
- An ninh mạng: Do vẫn còn rất mới nên rủi ro tài sản bị đánh cắp bởi hacker là rất cao. Trong quá khứ có nhiều vụ hack với mức thiệt hại lên đến hàng triệu đô la. Nhưng với sự phát triển không ngừng của công nghệ thì vấn đề bảo mật đã ngày càng được cải thiện.
- Thiếu giá trị thực và biến động giá tiền điện tử lớn: Warren Buffett đã từng cảnh báo giới đầu tư về vấn đề này. Nhà đầu tư huyền thoại cho rằng tiền điện tử là một bong bóng kinh tế.
- Thực hiện các giao dịch bất hợp pháp: Do sở hữu tính riêng tư và bảo mật rất cao. Nên không có bất kỳ bên thứ ba nào có thể can thiệp, quản lý dữ liệu giao dịch của nhà đầu tư. Trong quá khứ đã có nhiều trường hợp sử dụng Bitcoin để rửa tiền. Hay mua bán những sản phẩm bất hợp pháp như ma túy, chất kích thích,..
- Không ai có thể can thiệp vào tính pháp lý cũng như chính sách hoàn tiền. Nếu có bất kỳ mâu thuẫn nào xảy ra với thị trường tiền điện tử thì rất khó giải quyết. Nếu gửi tiền nhằm đến địa chỉ ví của người khác thì khoản tiền đó không thể lấy lại. Vì không thể hoàn tiền lại nên có rất nhiều thủ đoạn tinh vi lừa đảo xảy ra.
5. Tiền điện tử hoạt động như thế nào?
Tiền điện tử hoạt động dựa trên những thuật toán. Và không hề chịu sự quản lý dưới bất kỳ văn bản pháp lý nào của chính phủ và các tổ chức tài chính.
Tiền điện tử sử dụng mạng lưới phân phối để thực hiện các giao dịch P2P (Peer to Peer). Và giao dịch ngang hàng mà không cần sự can thiệp của bên thứ ba. Các giao dịch gần như rất minh bạch và an toàn, mọi giao dich đều được ghi lại ở một sổ cái công khai.
6. Tình trạng pháp lý của tiền điện tử tại Việt Nam
Tuy chưa có bất kỳ văn bản pháp lý nào nói về các giao dịch tiền điện tử là hợp pháp tại Việt Nam. Nhưng với sự phổ biến hơn bao giờ hết của tiền điện tử, các cơ quan thuế và nhà lập pháp đã bắt đầu tham gia. Cũng như tìm hiểu về thị trường tiền điện tử này. Để từ đó, áp dụng chúng vào những quy chuẩn pháp định hiện tại.
Có rất nhiều câu hỏi được đưa ra về vấn nạn lợi dụng những đồng tiền này để thực hiện các giao dịch bất hợp pháp. Có 2 vấn nạn mà hiện đang tồn tại nhiều nhất là rửa tiền và trốn thuế. Tuy vậy, với sự tham gia của nhiều nước trên thế giới, các vấn nạn này sẽ dần được kiểm soát chặt chẽ hơn trong tương lai.
7. Những đồng tiền điện tử phổ biến hiện nay
- Bitcoin (BTC) – dẫn đầu kỹ nguyên crypto.
- Ethereum (ETH) – được lập trình để các nhà phát triển xây dựng các ứng dụng phân tán khác nhau cùng những công nghệ của Bitcoin.
- Ethereum Classic (ETC) – được phát triển dựa trên phiên bản cũ của công nghệ blockchain Ethereum.
- Ripple (XRP) – Không sử dụng Blockchain để đạt tính đồng thuận trong giao dịch. Thay vào đó, nó sử dụng quá trình đồng thuận lặp. Cũng chính vì điểm này mà nguy cơ bị tấn công của nó cũng cao hơn.
- Bitcoin Cash (BCH) – được phát triển dựa trên phiên bản Fork của Bitcoin bởi công ty khai thác BTC và nhà sản xuất chip đào Bitcoin ASICs. Vốn hóa hiện tại của BCH đang đứng thứ 5 trong danh sách các loại tiền điện tử có vốn hóa lớn nhất.
8. Lưu trữ tiền điện tử như thế nào?
Việc lưu trữ loại tiền này sẽ không hề đơn giản như hình thức lưu trữ các loại tiền tệ truyền thống. Tại thị trường crypto, nhà đầu tư phải sở hữu cho mình ít nhất 1 ví Blockchain để lưu trữ tài sản. Lưu ý, nhà đầu tư phải cất kỹ những ký tự dùng để bảo mật ví vì nếu bị lộ thì người khác sẽ có thể truy cập vào ví và lấy hết tài sản của bạn.
Hiện nay, có rất nhiều loại ví phục vụ cho việc lưu trữ tiền điện tử có thể kể đến như ví cá nhân, ví sàn hay ví cứng (hay ví lạnh). Nhưng nếu bạn muốn tài sản của mình được an toàn tuyệt đối thì ví lạnh là loại ví phù hợp nhất.
9. Mua tiền điện tử như thế nào?
Hiện tại, có hơn 4.415 ATM hỗ trợ việc giao dịch crypto trên toàn thế giới. Ngoài ra, các bạn cũng có thể giao dịch thông qua các sàn giao dịch hay các quỹ đầu tư uy tín.
BTC sẽ được hỗ trợ mua bán ở nhiều nơi hơn, còn đối với các đồng khác thì hình thức để mua bán sẽ không nhiều như BTC.
Hiện nay đã có một số sàn giao dịch hỗ trợ việc chuyển đổi từ tiền điện tử thành tiền điện tử pháp định.
10. Tương lai của tiền điện tử
Vì vốn hóa thị trường vẫn còn tương đối thấp nên biến động giá của crypto vẫn còn rất cao. Tuy nhiên, khi vốn hóa đã lớn thì thị trường này sẽ bắt đầu đi vào quỹ đạo và phát triển một cách ổn định. Thậm chí, chúng hoàn toàn có thể được sử dụng để giao dịch thay cho tiền giấy của chính phủ.
Tiền điện tử được ra đời với mục đích giảm thiểu tối đa vấn đề lạm phát và tăng tính minh bạch trong các giao dịch. Với mục đích này, crypto hoàn toàn có thể giải quyết vấn nạn rửa tiền của một số tổ chức tài chính trên thế giới.
Tóm lại tiềm năng của đồng này trong tương lai vẫn còn rất lớn, đây chỉ mới là thời điểm sơ khai của nó.
11. Tiền điện tử có phải lừa đảo, đa cấp không?
Dựa vào những thông tin mà mình cung cấp ở trên chắc hẳn các bạn đã có cho mình câu trả lời rồi chứ? Tiền điện tử thực sự không phải là trò lừa đảo bởi tính công khai và minh bạch của nó. Nhà đầu tư có thể thực hiện giao dịch bất cứ khi nào họ muốn. Và những đồng tiền này bắt đầu được sử dụng bởi những doanh nghiệp lớn như: Microsoft, PrivateFly, Overstock.com,…
Mình nghĩ lý do nhiều người nói crypto là trò lừa đảo vì 2 lý do thường thấy sau đây:
- Thực hiện giao dịch với các nhà môi giới không uy tín. Sau khi quá trình chuyển hoàn tất, tiền điện tử mà họ nhận về là một loại tiền ảo không có giá trị sử dụng.
- Hoặc có thể thấy dự án Bitconnect – một trong những dự án đa cấp về lĩnh vực crypto. Nhà đầu tư mua BTC và dùng BTC để mua đồng tiền điện tử trên các sàn giao dịch kém uy tín. Khi website sập → Số tiền của bạn cũng mất theo.
Tóm lại: Tiền điện tử không phải là trò lừa đảo mà do một số cá nhân, tổ chức lợi dụng nó để thực hiện hành vi lừa đảo.
12. Có nên đầu tư tiền điện tử năm 2021 không?
Với vốn hóa thị trường tại thời điểm hiện nay thì vẫn còn vô cùng bé so với các thị trường tài chính khác như thị trường chứng khoán hay bất động sản. Nên tiềm năng của nó vẫn còn rất lớn. Hơn nữa, nếu tình hình dịch bệnh tiếp tục kéo dài thì dòng tiền sẽ được đổ nhiều vào các kênh đầu tư. Một trong các kênh đầu tư được chú ý nhất hiện nay chính là thị trường crypto.
Đây không phải là lời khuyên đầu tư tài chính, tất cả chỉ là ý kiến tham khảo. Bạn phải chịu trách nhiệm với khoản tiền đầu tư của mình.
Hãy tìm hiểu thêm thông tin, kiến thức trước khi đầu tư. Và đầu tư với khoản tiền mà mình có thể mất, tuyệt đối không vay mượn để tham gia vào thị trường này. Lợi nhuận cao luôn đi kèm với rủi ro cao, mình hy vọng bạn sẽ có cho mình quyết định đúng đắn.
13. Lời kết
Với những thông tin mình cung cấp trong bài viết, mình hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn. Đặc biệt là những ai đã và đang có ý định tham gia vào thị trường đầu tư tiền điện tử này.